Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Vườn Bướn nhiệt đới tại Đà Nẵng | Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đi Đà Nẵng

Cùng trải nghiệm cuộc sống, tận hưởng bầu không khí lễ hội sinh động và thưởng thức hành trình khám phá thiên nhiên, con người và cảnh quang tại Đà Nẵng. Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng ngày hôm nay đến với khu vườn lý tưởng Lifestyle Resort Đà Nẵng.
Lifestyle Resort Đà Nẵng đã chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động vườn bướm nhiệt đới. Đây là vườn bướm nhiệt đới đầu tiên tại các khu nghỉ mát dọc ven biển miền Trung.

Theo Ban quản lý Lifestyle Resort Đà Nẵng, sau khi khánh thành, Lifestyle Resort Đà Nẵng sẽ đón các đoàn học sinh tiểu học đến tham quan (hoàn toàn miễn phí) vườn bướm nhiệt đới, nhằm giúp các em khám phá thêm những kỳ thú của thiên nhiên, và thông qua đó, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường.
 vườn bướm nhiệt đới
Vườn bướm tại Lifestyle Resort Đà Nẵng là một vườn bướm lớn nhất tại Việt Nam. Vườn đặc biệt được thiết kế phù hợp để giới thiệu vòng đời sinh trưởng và tự do bay lượn của đàn bướm nhiệt đới và nhộng.
Bên trong khu vườn rộng 9.000 dặm vuông là sự pha trộn của sắc màu nhiệt đới cùng hương vị thiên nhiên và đầy cá tính. Ngôi sao chính của các màn biểu diễn chính là hơn 3000 loài bướm giữa thảm thực vật phong phú trong vườn.

Cùng đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng giá rẻ ngay hôm nay tại V&V Booking xem thực hư vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Hoạt động chào xuân 2014 tại Đà Nẵng | Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đi Đà Nẵng

Đại lý JetStar chuyên cung cấp vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng giá rẻ. Đặt vé máy Jetstar đi Đà Nẵng cùng đón chờ nhiều hoạt động dành cho xuân 2014 tại Đà Nẵng.

Theo trung tâm Tổ chức sự kiện và lễ hội Đà Nẵng (Sở VH-TT&DL) cho biết, dự kiến dịp Tết Dương lịch sẽ có khoảng 12 hoạt động văn hóa và thể thao, dịp đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sẽ có 7 hoạt động văn hóa diễn ra trên khắp địa bàn thành phố.
Đường hoa xuân Đà Nẵng
Một vài chương trình có thể kể đến như: Chợ hoa Tết Giáp Ngọ (từ ngày 22-1 đến 30-1-2014) tại Quảng trường 29-3, Hội hoa xuân (từ ngày 29-1 đến 7-2-2014) tại Công viên 29-3…
Hội hoa xuân 2014 tại Đà Nẵng
Ngoài ra, Tết Dương lịch năm nay, lần đầu tiên tại Đà Nẵng có sự kiện “Trang trí mùa lễ hội” đón chào năm mới 2014 dọc tuyến đường Bạch Đằng do Chi nhánh Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chức (từ ngày 22-12-2013 - 5-1-2014). Theo đó sẽ trình chiếu các tiết mục nghệ thuật trên màn hình quả cầu khổng lồ mỗi đêm, trang trí ánh sáng 3D tại khu vực đi bộ dọc bờ tây sông Hàn và biểu diễn chương trình nghệ thuật vào đêm 31-12-2013.

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán, ngoài việc tổ chức bắn pháo hoa tại 4 điểm theo dọc hai bên bờ sông Hàn, còn diễn ra chương trình nghệ thuật “Chào mừng năm mới 2014” (tại bờ đông sông Hàn) được truyền hình trực tiếp trên sóng DRT.

Các lễ hội văn hóa dân gian diễn ra sau Tết Nguyên đán, như lễ hội đình làng Hải Châu, đình làng Nại Nam (quận Hải Châu), đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu), lễ cầu ngư (quận Thanh Khê)… sẽ do các phường đứng ra tổ chức.

Trung tâm Văn hóa-Thể thao quận Hải Châu cho biết, ngoài việc tham gia các cuộc thi do thành phố tổ chức trong năm mới như cuộc thi Tài năng trẻ (dành cho tuổi từ 18 - 25) và cuộc thi Tiếng hát mãi xanh dành cho người lớn tuổi, Phòng GD-ĐT quận đã lên kế hoạch chương trình liên hoan văn nghệ diễn ra tại Nhà hát Trưng Vương nhằm gây quỹ từ thiện. Ngoài ra, quận cũng phát động cuộc thi tuyên truyền cổ động trực quan: trang trí UBND phường, trang trí cờ, băng-rôn tại 2 tuyến đường trên mỗi phường nhằm tăng vẻ mỹ quan đô thị của thành phố trong năm mới, tạo ấn tượng tốt đẹp với khách du lịch. Tại 13 phường thuộc quận Hải Châu cũng đều lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ “Mừng Đảng - mừng xuân” năm 2014.
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày 19-2 âm lịch hằng năm và lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tại các phường Hòa Hải, Hòa Quý, Khuê Mỹ, Mỹ An vào dịp Tết.

Siêu du thuyền thế giới đi tới Đà Nẵng

Từ TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) bạn muốn đặt vé máy bay Jetstar đi Đà Nẵng liên hệ với chúng tôi bạn sẽ được giá rẻ. Hiện tại Jetstar đang mở bán vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng , bạn có thể mua vé máy bay tại các đại lý V&V Booking để được phục vụ chu đáo.

Gửi tới bạn đọc siêu du thuyền thế giới tới Đà Nẵng - Du thuyền Archimedes
Du thuyền Archimedes (Vương quốc Anh) chở theo 17 thuyền viên và 13 du khách nước ngoài cập cảng Sông Hàn, Đà Nẵng ngày 5-1, đưa du khách tham quan một số điểm đến nổi tiếng trong hành trình đến với miền Trung như Đà Nẵng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Huế.
 Siêu du thuyền thế giới tới Đà Nẵng
Du thuyền Archimedes tại cảng Sông Hàn

Archimedes là du thuyền ngoạn cảnh nằm trong top 100 siêu du thuyền lớn nhất thế giới. Hầu hết hành khách đi du thuyền lần này đều là các đại gia đến từ nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada… Trưa 7-1, du thuyền Archimedes rời cảng Sông Hàn đi Hòn La (Quảng Bình), sau đó đến Hạ Long (Quảng Ninh), kết thúc hành trình khám phá dọc biển Việt Nam.

Trước đó, ngày 3-1, thuyền buồm Merrymaid (Vương quốc Anh) cập cảng Tiên Sa chở theo 5 du khách đến tham quan Đà Nẵng và phố cổ Hội An.
Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng ngay hôm nay cùng chiêm ngưỡng du thuyền lớn nhất thế giới ghé thăm Đà Nẵng.

Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng giá rẻ nhất tại Jetstar

JetStar chuyên cung cấp vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng giá rẻ. Đặt vé máy Jetstar đi Đà Nẵng bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thực sự tại nơi đây.
Đà Nẵng về đêm
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư Việt Nam và nằm giữa Hà NộiTP Hồ Chí Minh. Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.

Đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng đúng tiêu chí Ngon - Bổ - Rẻ

Cùng đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng tại V&V Booking để tham quan những thắng cảnh tại Đà Nẵng, thưởng thức món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua khi tới Đà Nẵng. V&V Booking chuyên cung cấp vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng giá rẻ giới thiệu tới bạn món ngon khó cưỡng lại được ở Đà Nẵng.

Là tâm điểm của ba di sản thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng trở thành nơi du lịch, thám hiểm lí tưởng.
Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) tới thành phố Đà Nẵng, tận hưởng không khí của mảnh đất miền Trung bạn sẽ thấy sự khác biệt của một thành phố thân thiện với môi trường. Chương trình “5 không”: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của khiến cho bạn và gia đình sẽ khá yên tâm và thoải mái cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh, sự thân thiện, hòa đồng của con người và nhất là những món “đặc sản” nơi đây. Bạn yên tâm là đồ ăn ở Đà Nẵng đúng theo tiêu chí ngon - bổ - rẻ, nhất định không sợ “lỗ”. 
1. Mì Quảng
 Đặc sản Đà Nẵng
 Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Mì Quảng ăn khô. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì Quảng (Ảnh: Internet) Thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối sắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên. Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái. 

2. Gỏi cá Nam Ô 
Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm... nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính. Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách. Gỏi cá Nam Ô, thử là dễ nghiện. Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi. Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng. 
3.Bún chả cá 
Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa… Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, như xà lách, húng, quế, giá đỗ sống. Đặc biệt, không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay của ớt tỏi khiến người ăn có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên. Chả cá làm từ cá tươi và nước lèo ngon ngọt làm thành bún chả cá của Đà Nẵng mà hiếm nơi nào có được. 
Ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa trong năm tại Đà Nẵng. Có nhiều quán bún chả cá ở đây, nhưng một số nơi bạn nên ghé qua nếu tiện đường: quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h - 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h - 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Tất cả đều có giá phải chăng vô cùng, chỉ từ 15.000 đồng/tô. 
4. Bánh tráng thịt heo 
Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo. Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt. Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát… Món bánh tráng thịt heo đơn giản và rất dễ ăn
Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo. Qủa vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm. Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 - 80.000 đồng. 
5. Bánh xèo 
Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi. Rau sống sạch sẽ, gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Chỉ nhỏ bằng bàn tay nhưng thơm ngon và hấp dẫn với nhân thịt, tôm và giá đỗ
 Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng… 
6. Bánh bèo 
Thứ bánh dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị lại có sức quyến rũ lớn đối với cả dân bản địa và du khách tới Đà Nẵng. Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên. Nhân bánh làm từ tôm, cá bào ướp gia vị và sấy khô trên than hồng để loại mùi tanh. Hoặc cũng có nhân làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây. Tuy nhiên, món bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy. Bánh bèo thanh đạm, dân dã ngon lạ kỳ Đến Đà Nẵng, ngồi quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh mới thật thú! Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố và nhà hàng, khách sạn. Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng. 
7. Bê thui Cầu Mống 
Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng. Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da. Món bê thui không đâu đặc biệt như ở Cầu Mống 
Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ… Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”. Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km. 
8. Chè xoa xoa hạt lựu 
Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành. Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi. Trong những ngày nắng, xoa xoa hat lựu thật là thứ giải khát tuyệt vời. Ngày nắng mà có ly chè xoa xoa hạt lựu thì còn gì bằng
Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly. 
 9. Ốc hút 
Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này. Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng... đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà. Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích. Đi cùng bạn bè, tắm biển xong, khi lên xuýt xoa, hít hà ốc hút cay xè là trải vị khó quên khi tới Đà Nẵng 
10. Mít trộn
Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt. Bánh tráng xúc mít non trộn – không thử thì phí ½ chuyến đi
Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm... tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng. Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít. Đà Nẵng ngoài là chốn ẩm thực ngon – bổ - rẻ còn có nhiều chỗ chơi: sông Hàn thơ mộng, Bà Nà Hill, Bán Đảo Sơn Trà, ngũ hành sơn, đèo Hải Vân, bãi biển Mỹ Khê, Bải Bụt, Gềnh Bàng… Đà Thành vừa thích hợp cho du khách thích nghỉ biển, tắm nắng, lại vừa thỏa mãn những người đam mê núi cao. Đó là một điểm đến nhiều lợi ích và khá thú vị cho hè này

Bài viết: tham khảo internet

Lời khuyên của "Người giàu nhất thế gian" - Solomon

V&V Booking đại lý vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng giá rẻ nhân dịp tết chia sẻ lời khuyên của Solomon mệnh danh "Người giàu nhất thế gian".

Solomon – vị hoàng đế Do Thái, người được mệnh danh là “người giàu nhất thế gian” nổi tiếng nhờ trí tuệ sắc sảo và các phán đoán độc đáo. Sự khôn ngoan, thành công và của cải của ông ngoài sức tưởng tượng. Nếu đổi ra đồng đô la ngày nay thì của cải của ông giá trị bằng “nghìn tỷ phú” cộng lại.

 Người giàu nhất thế gian

Lời khuyên thứ nhất:  Hãy thức tỉnh và đừng trì hoãn nữa

“Hỡi kẻ lười biếng, ngươi còn nằm cho đến chừng nào? Bao giờ ngươi mới thức dậy?… Thế là sự nghèo đói của ngươi sẽ đến như kẻ cướp bóc và sự thiếu thốn của ngươi sẽ đến như người lính nơi chiến trận”.

Chúng ta nghĩ rằng phải cần nhiều thời gian hơn để đạt được mục tiêu nghề nghiệp và đời sống cá nhân nên thường trì hoãn những việc cần phải làm.

Solomon khuyên răng: “Hãy thức tỉnh và đừng trì hoãn nữa”. Đừng mơ ngủ trong khi thế giới mình đang sống là thực tế với những áp lực, đòi hỏi và cơ hội. Kim đồng hồ cứ chạy liên tục và mỗi ngày trôi qua là một ngày không bao giờ lấy lại được. Mỗi ngày trôi qua rút ngắn một ngày trong khoảng thời gian hữu hạn chúng ta tồn tại trên trái đất này.

Hãy thức tỉnh và trở thành người cần mẫn. Bạn sẽ gặp nhiều cơ hội hơn. Hãy có trách nhiệm với cuộc sống, thái độ, giá trị và cách sử dụng thời gian của bản thân.

Lời khuyên thứ 2: Xác định tầm nhìn

Thiếu tầm nhìn, chúng ta sẽ mất phương hướng, động lực, niềm say mê, năng lực, sự sáng tạo,…Nếu có tầm nhìn đúng đắn trong mọi lĩnh vực, bạn sẽ có nguồn sinh lực mới, tìm ra phương hướng, động lực, niềm say mê, năng lực, sự sáng tạo.

Tầm nhìn là yếu tố không thể thiếu trong tính cần mẫn. Trên thực tế, bạn không thể trở thành người cần mẫn nếu không có tầm nhìn chính xác về những gì mình muốn đạt được. Solonmon nói rằng: “Hỡi kẻ lười biếng, hãy đến xem con kiến”. Con kiến luôn có định hướng về nhiệm vụ nên dù không được chỉ dẫn hay giám sát, nó vẫn có thể làm chính xác những việc cần làm vì lợi ích của nó và cộng đồng kiến.

Khi bạn có tầm nhìn rõ ràng về những gì mình muốn làm, như con kiến mà Solomon nói đến, bạn sẽ sử dụng trí óc của mình và có được sự cần mẫn để hoàn thành bất cứ việc gì.

Lời khuyên thứ 3: Hợp tác hiệu quả

Sự hiểu biết của chúng ta đều có giới hạn. Con đường duy nhất để trở thành người xuất sắc trong những lĩnh vực mà chúng ta thiếu kỹ năng hay bí quyết là tìm kiếm lời khuyên và sự hợp tác hiệu quả. Sự hợp tác ở đây chính là sự giúp đỡ của nhà cố vấn, tư vấn, những người thông thái hay bất kỳ ai có thể cung cấp cho chúng ta kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện xuất sắc mục tiêu.

Xuyên suốt lịch sử, chưa có ai đạt được bất kỳ mục tiêu đáng giá nào, dự án quan trọng hoặc những ước mơ tưởng chừng không thể thực hiện được mà không có sự hợp tác hiệu quả hay lời khuyên của người khác. Nếu những người thành công nhất trong lịch sử cũng cần sự giúp đỡ của các cố vấn, đối tác, tại sao bạn lại không? Người thật sự cần mẫn không tìm kiếm lời khuyên khi đang gặp khó khăn mà tìm kiếm lời khuyên trước khi nỗ lực làm một việc gì đó. Điều này nhằm giảm thiểu rủi ro, thất bại và tăng khả năng thành công của họ.

Lời khuyên thứ 4: Tạo dựng cuộc sống bằng sự khôn ngoan

Một nhân tố quan trọng để trở thành người cần mẫn là tìm kiếm sự khôn ngoan và tạo dựng cuộc sống trên nền tảng đó. Solomon khuyên chúng ta nên tìm kiếm sự khôn ngoan như thể nó là kho báu được chôn giấu. Nhưng đó không phải là cuộc tìm kiếm quá khó khăn mà rất thú vị, nhất là khi bạn biết được rằng phần thưởng của nó rất tuyệt vời.

Bạn sẽ không thể trở thành người cần mẫn trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu không vạch ra tầm nhìn rõ ràng và chính xác về mục tiêu muốn đạt được.

Trích “Người giàu nhất thế gian”

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Ngày tết loại cây nào được phong thủy xem là cát tường | Vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng

Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng giá rẻ nhân dịp tết tại V&V Booking. Sau đây đại lý vé máy TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đi Đà Nẵng xin giới thiệu tới bạn ngày tết nên đặt những loại cây nào đem lại may mắn.
1. Cây quất, quýt
Theo âm hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”, cây quất thường được chọn để trang trí trong nhà vào ngày Tết. Người ta thường chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng đều, sai quả thể hiện sự phù trú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Do đó, mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.
Trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hay cửa hàng sẽ mang lại cát khí lớn, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Cây quất còn là biểu tượng của sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.
2. Cam hoặc chanh cảnh

Cây cam hay cây chanh cảnh có nhiều quả chín nặng trĩu tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc của gia đình. Những cây này thường trồng ở trước cổng nhà hoặc trước cổng công ty trong những ngày đầu năm tượng trưng cho sự phát triển tài lộc.
Theo quan niệm của người Trung Hoa, những quả cam chín vàng tượng trưng cho vàng, vì chữ “cam” phát âm là “kim” tức là vàng. Vì vậy, nếu trang trí những vật dụng có nhiều màu cam, vàng rực rỡ trong nhà vào những ngày đầu năm sẽ ngụ ý mạng lại nhiều tài lộc. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao mỗi dịp tết đến, chúng ta thường mua một chậu cam có nhiều quả chín vàng để bầy trong nhà.
Nếu bạn trồng một cây cam hoặc cây chanh cảnh thì tốt nhất nên trồng ở hướng Đông Nam, bởi vì hướng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Nếu cây sai quả có thể mang lại may mắn và đại cát, đại lợi.
3.Cây hòe


Cây hòe còn được gọi là cây “lộc”, là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Theo điển tích Trung Hoa, ở trước Triều môn mà trồng ba cây hòe là tượng trưng của chức Tam công trong triều đình, vì thế nhân gian hay trồng hòe ở trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này.
Nếu trồng cây hòe ở phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh.
4. Cây cọ

Trong phong thủy thì cây cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Vì thế rất nhiều gia đình đã trồng những cây cọ cảnh bên hiên nhà hoặc ở lối đi vào nhà, vừa tạo bóng mát vừa mong muốn ăn nên làm ra.

5. Cây đào

Được xem là tinh hoa của ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ, do đó khi đón năm mới mọi người hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.
Ở Trung Quốc, hoa đào còn là biểu tượng cho lễ cưới. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với các cô gái trẻ, mảnh mai. Những ai còn độc thân, nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may yêu đương.
6. Cây trúc
Trúc hay cương trúc là một chi thuộc họ nhà tre. Các loài này là thực vật bản địa Châu Á, tập trung nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản nhưng hiện tại đã được trồng làm cảnh rộng rãi ở cả vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Trúc thường có thân nhỏ hơn tre, mọc thành các bụi rậm, cao nhất có thể tới 8m, lá cũng nhỏ và thưa hơn tre. Do cây có dáng đẹp, nhỏ nên được dùng làm cây cảnh phổ biến hơn tre.

Cây trúc ngụ ý trời đất thường xuân, trời đất dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thủy Trung Quốc thường cho rằng, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai thanh nhã, rất thích hợp với kiểu không gian và phong cách thiết kế khác nhau.

7. Cây tre
Trong phong thủy, cây tre là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Đồng thời cây tre cũng là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh, khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc sống và là biểu tượng của tài lộc.
Trồng tre cảnh là để tăng cường ý nghĩa tốt đẹp trên. Đối với công việc buôn bán, khi có sự hiện hữu của cây tre trong cửa hàng sẽ tạo năng lượng rất tốt có tác dụng bảo vệ và mang lại sự may mắn. Việc làm ăn của bạn sẽ vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt.
Trong phong thủy, cây tre cũng có nhiều những ứng dụng khác nhau. Nếu không có cây tre bạn cũng có thể dùng hai đoạn tre khác nhau, mỗi khúc khoảng vài đốt, kết hợp nó với những đồ vật trang trí phù hợp với ngũ hành để tạo ra những vật dụng đẹp mắt để trang trí trên lối ra vào. Điều này rất có lợi về mặt phong thủy, giúp việc buôn bán kinh doanh của cửa hàng thu được nhiều tài lộc.

Cây tre cũng mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Cây tre là biểu tượng của tuổi thọ bởi nó luôn xanh tốt quanh năm trong bất kỳ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn.

Bên cạnh việc trồng tre thì treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre lá xanh tươi trong phòng học hay trong văn phòng làm việc có thể gặp nhiều may mắn trong việc học hành cũng như trong việc kinh doanh.

8. Cây bách

Cây bách có ý nghĩa chỉ những con người đức độ. Trong quan niệm dân gian, “bách” nghĩa lá 100, là con số cao nhất, nhiều và toàn vẹn, có ý chỉ đại cát.

Theophong thủy, cây bách còn là loại cây mang lại sự trường tồn, cuộc sống dài lâu. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để làm quà biếu tặng cho những người lớn tuổi.

9. Cây ngô đồng

Ngô đồng được coi là “cây linh”, có khả năng ứng nghiệm. Truyền thuyết cho rằng cây ngô đồng có thể hấp dẫn loài phượng đến ở là con vật thần kỳ khác lạ. Vì vậy, khi trồng ngô đồng trước nhà sẽ mang lại điều bình yên, may mắn và tốt lành cho gia chủ.

10. Cây thạch lựu

Trong phong tục tập quán, cây thạch lựu được coi là “ thạc lựu bách tử”, là tượng trưng của “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều phúc). Trên thực tế, hoa và quả thạch lựu màu đỏ như lửa, quả lại có thể giải khát chống say, có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, vì vậy nó đã trở thành cây được trồng trong vườn của nhiều nhà.

Trong phong thủy, các gia đình hay trồng cây thạch lựu ở trước nhà bởi họ tin rằng, cây thạch lựu luôn mang điều may mắn và tốt lành đến cho gia chủ.

11. Cây hồ lô

Theo quan niệm của phong thủy, cây hồ lô là loài thực vật có thể xua đuổi mọi muộn phiền. Người xưa thường dùng những đồ đựng có hình dáng “bảo hồ lô” để có thể ngăn chặn được sự nhiễm các loại sóng và bức xạ từ môi trường.

Hồ lô là vật dụng không thể thiếu để hóa giải hung khí và tăng cường sức khỏe. Dùng quả hồ lô treo bên cạnh giường ngủ hoặc trong phòng ngủ sẽ mang lại bình yên và sức khỏe cho gia chủ, tránh được rất nhiều bệnh tật. Nó còn là công cụ giúp cho tình cảm vợ chồng thêm nồng thắm.

Quả hồ lô đặc biệt thích hợp dùng cho những nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, treo nó bên cạnh nôi của trẻ sẽ tránh được ốm đau bệnh tật hay hờn khóc.

Hồ lô cũng là quà tặng đầy ý nghĩa cho những gia đình có người ốm đau hay có người già, với hy vọng mang lại sức khỏe và sự trường thọ.

11. Cây trúc hạnh vận

Còn được gọi là trúc phú quý. Người ta thường trồng một bồn trúc hạnh vận và chăm sóc bằng nước sạch sẽ giúp cho cây ngày càng lớn, có tác dụng thúc đẩy vận mệnh rất tốt đối với những người thi đại học hay cao hơn nữa.

12.Cây hoa mai

Mai là cây rất quen thuộc. Màu vàng của hoa mai thuộc hành thổ trong ngũ hành. Theo quan niệm của người Việt, Thổ luôn nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và phát triển. Mai từng được người Trung Quốc coi là quốc hoa, ngày nay là mẫu đơn.
Do mọi người cho rằng năm cánh hoa của nó là năm thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình. Do đó, có bức tranh “Mai khai ngũ phúc” cũng phù hợp với âm dương ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thể hiện mong muốn gia đình được may mắn hạnh phúc trọn vẹn.
Ngoài ra còn một số loài cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ.
Có thể kể đến cây cần thăng (mong muốn thăng quan tiến chức), cây trạng nguyên, đỗ quyên (học giỏi, đỗ đạt), cây đào, mai, hồng (duyên tình tươi thắm), hướng dương, cúc vàng (đón ngày mới ấm áp tự tin). Hoa sen thanh tịnh và nhất là sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện.
Các loài hoa cắt cành, ngoài hoa hồng và phong lan thì cát tường mang ý nghĩa may mắn, êm xuôi mọi chuyện. Thiên điểu với ý nghĩa tượng trưng cho sự phóng khoáng, bay nhảy cũng là loài cây được ưa chuộng.

Lưu ý: Nhiều người kiêng bày những quả gai góc lên bàn thờ gia tiên và thường chọn những quả tròn đầy. Nên bày 5 loại quả với các màu khác nhau.
Nhiều người kị bày hoặc tặng nhau dưa hấu bởi câu “xanh vỏ đỏ lòng” gian trá, không hay.
Một số loài hoa không nên chơi trong dịp lễ lớn như hoa ly hàm ý chia ly, không vui.
Hoa trên bàn thờ màu vàng là tốt nhất, đặc biệt là hoa cúc.

Món ăn không thể bỏ qua khi tới Đà Nẵng | Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng

Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng tại V&V Booking ngay hôm nay để tham quan những danh nam thắng cảnh tại Đà Nẵng, và thưởng thức món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua khi tới Đà Nẵng. V&V Booking chuyên cung cấp vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng giá rẻ.

Sau khi thăm thú cảnh quan, tắm biển ở Đà Nẵng, những món ăn đậm đà của người địa phương sẽ giúp bạn hài lòng trọn vẹn với chuyến vi vu lần này. Nếu bạn còn phân vân chưa biết sẽ ăn uống ở đâu khi đến Đà Nẵng tham khảo 20 quán ăn, món ăn của chúng tôi.

Bánh tráng cuốn thịt heo – Món ăn không thể bỏ qua
Danh sách 20 món ăn, quán ăn ngon tại Đà Nẵng
1. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
2. Hải sản bà Thôi 1: 98,100,102 Lê Đình Dương – Hải Châu, ĐT: 05113 825 384; quán Hải Sản Bà Thôi 2: KDC Mở Rộng 2 – Đường Hoàng Sa – Sơn Trà, ĐT: 0905 055 511
3. Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
4. Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Ở đây có món nước chấm bánh xèo đặc biệt, rất đậm đà. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
5. Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai. Giá 15.000 – 20.000 VND/tô.
6. Mì Quảng số 1A Hải Phòng. Có nhiều loại: tôm, thịt heo, gà, trứng; Mì quảng bà Vị: 155 Trng Nữ Vương; Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 VND/tô
7. Bánh canh cá lóc Thanh Hương: 130 Lê Đình Dương; Bánh canh cá lóc Nhất Vang: 241 Hoàng Diệu; Bánh canh Minh Nguyệt: 8 Yên Bái; Bánh canh Nga: 193 Đống Đa. Giá: 20 – 25.000 VND/tô
6. Bánh nậm lọc, quán Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ
7. Cháo vịt Thanh Nhàn: 384 Phan Châu Trinh, quán bán từ chiều tối, giá 15.000 – 20.000 VND/tô
8. Cao lầu và cơm gà Hội An ở Đà Nẵng – Cơm gà Hồng Ngọc: 193 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng, giá từ 25.000 – 40.000 VND/phần; Ăn cao lầu tại 267 Thái Thị Bôi, Đà Nẵng (đường Hà Huy Tập quẹo vào), giá 20.000 VND/tô
9. Bánh tráng tương, báng tráng đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn; giá 3.000 – 5.000 VND/cái
11. Chè Hương: 288 Phan Châu Trinh; chè Xuân Trang: 31 Lê Duẩn, Q. Hải Châu; chè xoa xoa: 187 đường Hải Phòng – quận Hải Châu. Mỗi món giá 8.000 – 18.000 VND
12. Tré bà Đệ: 77 Hải Phòng, ĐT: (0511) 382 8067
13. Quán bún mắm nem tai – bún mắm Ngọc, địa chỉ: số 20 Đoàn Thị Điểm, Đà Nẵng. Giá: 15.000 – 17.00 VND
14. Quán nem lụi, bún thịt nướng… quán Xuân” địa chỉ 491 Hải Phòng, hoạt động cả ngày, giá 15.000 – 20.000 VND/tô, quán bán cả ngày.
15. Bún riêu: Quán 39 Lê Hồng Phong, quán Số 2 Yên Bái
16. Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc…) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
17. Bò kho 144 đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng, bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh (đường Âu Cơ, Q. Liên Chiểu).
18. Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
19. Bún bò Huế bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
20. Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm.
Đặt vé máy bay TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) đi Đà Nẵng giá rẻ cùng tới Đà Nẵng thưởng thức những món ăn lạ mắt